Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Nhổ răng tiểu phẩu

Nhổ răng khó là những răng mọc lệch, răng ngầm, răng khôn bị tai biến, răng bị gẫy chân, răng dính khớp.... Lúc đó phương pháo nhổ thông thường không lấy răng ra được mà phải làm phẫu thuật : cắt chia chân, và mở rộng xương ổ răng để lấy răng ra sau đó niêm mạc nướu sẽ được khâu lại cho mau lành thương.

                             

Những nguyên nhân dẫn đến nhổ răng:

- Sâu răng: Khi sâu răng đã quá trầm trọng, không thể trám hay điều trị nội nha được nữa thì cũng cần phải nhổ.
- Bệnh nha chu trầm trọng: trong trường hợp này răng bị lung lay đáng kể do xương bao bọc, hỗ trợ xung quanh răng đã bị tiêu huỷ, không thể phục hồi được nữa. Việc nhổ răng là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất.

- Răng mọc lệch: Phổ biến nhất là răng nanh hàm trên và răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch thì nhổ răng là cách duy nhất để ngăn chặn những tình huống xấu hơn có thể xảy ra.

Chỉnh hình răng: Đôi khi cần nhổ răng để tạo những khoảng trống cần thiết cho điều trị chỉnh hình răng.

- Chấn thương: trong những trường hợp gãy răng, gãy chân răng, không thể chữa trị được bằng phương pháp trám răng hay phục hình.

Yếu tố kinh tế: Một số ít người chọn phương án nhổ răng đau, răng sâu thay vì chọn biện pháp trám răng, chữa răng tốn kém vì lý do kinh tế.

Nhổ răng khôn:

Răng khôn (răng số 8 hay răng cối lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường chúng mọc vào khoảng từ 17 đến 25 tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại là rất phổ biến.

Như ta đã biết, loài người được xem là sản phẩm của quá trình tiến hoá, từ vượn đến vượn người rồi người nguyên thuỷ…trải qua vài triệu năm mới trở thành người hiện đại như ngày nay. Trong quá trình tiến hoá ấy, xương hàm của con người trở nên bé dần. Phần lớn hàm của chúng ta chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.

Nhưng thực tế là chúng ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới. Những chiếc răng này mọc sau cùng, do đó chúng thường không có đủ khoảng trống để mọc lên một cách bình thường.

Do thường không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường, răng khôn tự tìm cho mình một con đường khác để mọc, ví dụ như mọc ngược về phía sau xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng cối lớn thứ hai ở bên cạnh. Hoặc chúng có thể cố gắng mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.

Do đó nếu bạn ở độ tuổi 23-25 mà chưa nhìn thấy răng khôn của mình mọc lên hoặc chỉ nhìn thấy một phần của răng (xem hình bên) thì gần như chắc chắn là răng khôn của bạn đã mọc lệch.

Người ta thống nhất rằng các trường hợp răng khôn mọc không bình thường mà gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần phải nhổ.

Cụ thể những vấn đề do răng khôn gây ra là gì?

Sâu răng: Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng. Nếu để lâu không chữa thì sẽ rất đau và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm nướu: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng khít hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Như đã trình bày ở trên, răng khôn có thể mọc theo hướng bất bình thường. Khi răng mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

Trong một số truờng hợp hiếm khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ ... gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí cả tính mạng.

VẤN ĐỀ NHỔ RĂNG KHÔN NHƯ THẾ NÀO?

Các răng khôn mọc ngầm trong xương hàm muốn nhổ cần đến một thủ thuật nhổ răng đặc biệt được gọi là nhổ răng tiểu phẫu thuật.

Tiểu phẫu thuật các răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cần được thực hiện theo một quy trình vô trùng tốt như các cuộc phẫu thuật thông thường.

Bác sĩ sẽ gây tê, mở xương bộc lộ răng và nhổ răng. Thời gian cho một lần tiểu phẫu răng khôn tùy thuộc độ khó của răng cần nhổ, trung bình thường chỉ mất khoảng 15-30 phút. Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ cho toa thuốc chống viêm nhiễm và giảm đau hậu phẫu. Bệnh nhân về nhà nên ăn mềm, chú ý vệ sinh răng miệng kỹ và nghỉ ngơi vài ngày. Một lần phẫu thuật thường bác sĩ sẽ nhổ 1-2 răng hoặc nhiều hơn tùy tình trạng bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, việc nhổ răng cần phải đình chỉ tạm thời:

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng lây lan từ răng xuống xương và sang nướu xung quanh. Thuốc tê sẽ không có tác dụng, do đó nếu vẫn cứ nhổ thì bệnh nhân sẽ rất đau. Ngoài ra nhiễm trùng có thể xâm nhập, lan ra khắp cơ thể theo đường máu. Như vậy, cần tạm thời hoãn nhổ răng đến khi nhiễm trùng đã được chữa trị bằng kháng sinh.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu, ví dụ như Warfarin hoặc thuốc giảm đau Aspirin. Việc nhổ răng sẽ nguy cơ mất máu trầm trọng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường răng chỉ được nhổ khi bạn đã ngừng sử dụng các thuốc nói trên ít nhất là 3 ngày.

Nếu bạn trải qua ca phẫu thuật tim trong khoảng 6 tháng trước đó thì nhổ răng chỉ được thực hiện khi bạn đã được dùng kháng sinh tăng cường, chống nhiễm trùng.

Ngoài ra một số bệnh lý toàn thân khác cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi nhổ răng.

Các bệnh nhân có thể trạng yếu, tuổi cao, tiền sử dị ứng cũng cần theo dõi kỹ khi nhổ răng.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Niền răng cho người trưởng thành

Chỉnh nha (niềng răng) cho người trưởng thành
Khi điều trị chỉnh nha-niềng răng cho người trưởng thành, bác sĩ chỉnh nha tại Nha khoa VENUS sẽ khéo léo lập một kế hoạch điều trị phù hợp với thời gian, thẩm mỹ, kết quả và sự dễ chịu cho bệnh nhân khi mang khí cụ chỉnh nha.



I/ Thời gian điều trị:
Khác với trẻ em, ở người lớn không còn sự tăng trưởng và phát triển. Thời gian điều trị nhờ vậy cũng ngắn hơn là ở trẻ em, thông thường là 18 tháng đối với những trường hợp không nhổ răng, 24 tháng đối với những trường hợp nhổ răng. Trong khi ở trẻ em, để theo dõi và chắc chắn kiểm soát toàn bộ sự phát triển của trẻ thì phải gắn khí cụ trong suốt thời gian dậy thì, nghĩa là khoảng 2-3 năm (một số trường hợp ngoại lệ thời gian sẽ được điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch học tập và cuộc sống của trẻ, nhưng như vậy thì sự kiểm soát sẽ ít hơn).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp như mất răng, răng ngầm, thời gian có thể kéo dài đến 3 năm, hoặc đơn giản như hỗ trợ cấy ghép Implant, phục hình răng sứ, v.v… thì thời gian lại chỉ cần khoảng 6 tháng.



Hình: Sử dụng mắc cài tự buộc (self ligating) sẽ giúp bạn ít phải đến gặp bác sĩ chỉnh nha hơn (khoảng 6-8 tuần/lần hẹn) thay vì mỗi tháng như mắc cài cổ điển edgewise. Chỉnh nha bằng hệ thống mắc cài tự buộc nhờ vậy cũng rút ngắn thời gian và kết quả cũng đẹp hơn mắc cài cổ điển.



Hình: Bệnh nhân có 3 răng ngầm ở độ tuổi thiếu niên, cần thời gian đến gần 3 năm để theo dõi và hoàn tất kế hoạch điều trị, nhưng kết quả rất tốt, ít phải nhổ răng


II/ Thẩm mỹ:

Thẩm mỹ bao giờ cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân người lớn, vì họ còn phải giao tiếp, công việc, và chắc chắn là không ai muốn mình xấu cả!
Để đáp ứng nhu cầu này, bạn có thể chọn mắc cài sứ hoặc mắc cài mặt trong (mắc cài lưỡi).

a) Mắc cài sứ:
Mắc cài sứ xuất hiện khi vật liệu sứ nha khoa trở nên quen thuộc trong thời gian gần đây và ngày càng phổ biến hơn. Nha khoa Lan Anh sử dụng hệ thống mắc cài sứ cổ điển edgewise và hệ thống mắc cài sứ tự buộc (self ligating).



Hình: Mắc cài sứ qua hình ảnh quảng cáo và hình chụp từ bệnh nhân. Theo kinh nghiệm thì hình ảnh chụp từ nhà cung cấp bao giờ cũng đẹp hơn 30% so với hình ảnh thật!

Nhìn chung các hệ thống mắc cài sứ có độ dày hơn khoảng 30% so với mắc cài kim loại. Vì vậy đeo mắc cài sứ bạn sẽ thấy cộm và khó chịu hơn mắc cài kim loại. Mắc cài sứ cũng có giá thành cao hơn mắc cài kim loại. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không thật sự tự tin với sự có mặt của mắc cài kim loại, thì mắc cài sứ sẽ là một lựa chọn cho bạn.


Hình: Mắc cài sứ tự buộc (self ligating) có độ dày hơn loại thông thường. Hình chụp từ nhà cung cấp và trên lâm sàng.

Những đặc điểm khác như độ bền, thời gian, kết quả điều trị của mắc cài sứ so với mắc cài kim loại là tương đương nhau. Trước đây vật liệu sứ chưa được tinh xảo nên một số bác sĩ thấy dễ bể vỡ, nhưng với thế hệ sau này thì độ bền đã được cải thiện rất nhiều.

Như vậy, mắc cài sứ chỉ có thể giúp cải thiện một phần mục tiêu thẩm mỹ khi chỉnh nha. Chọn lựa mắc cài sứ có thẩm mỹ hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như màu răng, màu da của bạn, và có gây khó chịu cho bạn hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng khớp cắn ban đầu. Khi bạn khám chỉnh nha, Bác sĩ sẽ tư vấn bạn lựa chọn loại mắc cài sứ thích hợp để thẩm mỹ mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.

b) Mắc cài mặt trong (mắc cài lưỡi):

Nếu đòi hỏi mắc cài lưỡi di chuyển răng và tạo lực được như mắc cài mặt ngoài, thì mắc cài lưỡi sẽ khá dày, dễ sút, và là một “cơn ác mộng” đối với lưỡi của bạn! Đây là những khó khăn mà các bác sĩ chỉnh nha vẫn còn chưa thể giải quyết được.



Hình: Mắc cài mặt lưỡi cổ điển khá dày và dễ làm chấn thương lưỡi như hình bên phải.

Đối với những trường hợp đơn giản, mắc cài lưỡi 2D (chỉ làm nghiêng răng, xoay răng, trồi hoặc lún răng) lại là một lựa chọn tốt. Độ dày chỉ 1.3 mm giúp mắc cài này thân thiện với lưỡi và không tạo chấn thương.


Tuy nhiên, do khó kiểm soát sự di chuyển chân răng với loại mắc cài này, nên những trường hợp phức tạp là gần như không thể làm được với hệ thống mắc cài này, chẳng hạn như các trường hợp nhổ răng, hô xương, chen chúc quá nhiều, răng di chuyển nhiều, v.v…

Vì vậy, trong một số trường hợp dùng mắc cài lưỡi, ở một số giai đoạn cần sử dụng lực phức tạp, bác sĩ sẽ gắn mắc cài mặt ngoài. Sự kết hợp mắc cài lưỡi và mắc cài mặt ngoài giúp bạn đạt được thẩm mỹ trong một số công việc (giai đoạn chỉ gắn mắc cài mặt lưỡi), đồng thời khi gắn mắc cài mặt ngoài cũng giúp bác sĩ di chuyển được răng trong một số thời điểm khó, chẳng hạn như khi trong giai đoạn kết thúc trước khi tháo mắc cài.

III/ Mục đích điều trị:

Đôi khi bạn chỉ cần sắp xếp lại các răng trước vào đúng vị trí cho thẳng hàng và đều đặn, hoặc đơn giản là chỉ muốn dựng một chiếc răng bị nghiêng vào khoảng mất răng để ghép Implant, thì bác sĩ chỉnh nha sẽ lên kế hoạch điều trị với chỉ có một số ít vấn đề đó, sử dụng mắc cài cho một vài răng riêng lẻ, và dĩ nhiên, thời gian điều trị sẽ rút ngắn rất nhiều, chỉ khoảng vài tháng.


Hình: Kết hợp giữa Mini Implant và một vài mắc cài trên răng sau để dựng trục một răng cối lớn bị ngầm. Bệnh nhân không có nhu cầu chỉnh nha toàn diện, nên bác sĩ chỉ gắn mắc cài ở 3 răng sau, và 1 mini Implant để điều trị kéo răng ngầm. Thời gian điều trị cũng chỉ cần 4-6 tháng.


Dĩ nhiên, bạn phải thảo luận kỹ với bác sĩ chỉnh nha về mong muốn của bạn và những vấn đề bạn muốn giải quyết. Càng nhiều vấn đề cần giải quyết, thời gian càng dài, và ngược lại. Sẽ là không thực tế nếu bạn muốn có một nụ cười đẹp toàn vẹn, nhưng lại chỉ cho bác sĩ vài tháng để chỉnh nha trong khi vấn đề của bạn là khá nhiều.

IV/ Chỉnh nha có đau hay không?

Nếu sử dụng lực mạnh để chỉnh nha, bạn sẽ đau. Sự đau và khó chịu này bạn có thể chịu được, nhưng về lâu dài là không tốt vì nó sẽ làm cho bạn cảm thấy chán nản, khổ sở, và quan trọng hơn, kết quả đạt được là không bền vững. Nặng nề hơn, dùng lực quá mạnh thậm chí có thể làm răng viêm tủy, tiêu ngót chân răng, và lung lay răng.


Hình: Sử dụng lực quá mạnh làm răng cửa bị “cụp” vào trong sau khi tháo mắc cài. Kết quả sẽ không bền và không thẩm mỹ.


Hình: tụt nướu răng cửa dưới sau khi điều trị chỉnh nha, để ý bệnh nhân đã nhổ 4 răng cối nhỏ số 4 để chỉnh nha. Dùng lực mạnh sẽ di chuyển răng trong thời gian ngắn, nhưng lại gây ra nguy cơ tiêu xương, tụt nướu và răng sẽ có khuynh hưởng di chuyển lại vị trí cũ.

Nếu sử dụng lực nhẹ, răng sẽ di chuyển chậm hơn, nhưng giảm thiểu sự khó chịu và đau cho bệnh nhân. Các biến chứng phụ như tụt nướu, tiêu xương cũng giảm thiểu tối đa và kết quả đạt được cũng bền vững hơn. Sử dụng lực nhẹ giúp bạn quên là mình đang chỉnh nha, đến vài tháng sau, bạn sẽ thấy sự thay đổi và ngạc nhiên với kết quả. Điều quan trọng nhất, là sự kiên nhẫn, và dành thời gian để dây nhỏ với lực nhẹ “làm việc của nó”.


Hình: Một số trường hợp dùng lực nhẹ để chỉnh nha. Để ý tình trạng ban đầu thiếu chỗ, thiếu xương và mô mềm trầm trọng, và sự cải thiện sau khi chỉnh nha.

Tại nha khoa Lan Anh, bác sĩ sẽ chọn dây phù hợp với tình trạng ban đầu của bạn, bằng một lực nhẹ nhất và có tác dụng phù hợp nhất. Bạn sẽ cảm thấy rất ít khó chịu khi điều trị chỉnh nha, bởi vì chúng tôi hiểu rằng, làm cho bạn cảm thấy vui và nhẹ nhàng khi điều trị, cũng là động viên bạn đi suốt quãng đường dài với “niềng răng” trước mắt!

Tẩy trắng răng cao cấp

Tẩy trắng răng là đặt lên răng một loại thuốc có tác dụng làm trắng răng với một nồng độ và thời gian phù hợp để làm răng trắng dần lên.


Thông thường có 2 cách tẩy trắng răng:
Tẩy trắng răng tại nhà
Tẩy trắng răng tại phòng mạch.
Trước khi tẩy trắng răng, bạn cần được bác sĩ kiểm tra xem răng bạn nhiễm màu nhẹ hay nặng; răng nhiễm màu nặng thì tẩy trắng không có kết quả; răng bị mòn cổ răng, bị nứt hoặc thiểu sản men, răng sâu vỡ lớn,...không nên tẩy răng vì thuốc tẩy răng sẽ gây hại cho tủy răng.

Trước khi tẩy răng, bạn cần cạo vôi và đánh bóng để bề mặt răng sạch.
Nếu bạn chọn cách tẩy trắng răng tại nhà, bác sĩ sẽ giúp bạn làm một cái khay ôm sát theo cung răng của bạn (máng tẩy) để chứa thuốc tẩy; đưa bạn thuốc tẩy (nồng độ thấp) và hướng dẫn cách sử dụng thuốc tại nhà; cho bạn lịch hẹn tái khám để theo dõi sự thay đổi màu trên răng bạn. Thời gian mang thuốc tẩy từ 1-3 tuần tùy theo sự thay đổi màu răng của mỗi người. Chi phí trung bình là 1,000,000 đồng cho một trường hợp. Cách này cho kết quả tốt nhưng chậm.

Nếu bạn tẩy trắng răng tại phòng mạch, bác sĩ sẽ cho bạn mang máng tẩy với thuốc tẩy nồng độ cao hoặc có thể sử dụng thêm ánh sáng kích hoạt để thuốc tác dụng nhanh và mạnh hơn. Chi phí trung bình là 1,500,000 - 2,000,000 đồng cho một trường hợp. Cách này đạt kết quả nhanh nhưng có thể gây ê buốt răng và tổn thương nướu. Vì vậy cần được bác sĩ kiểm soát chặt chẽ.
Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, tẩy trắng răng không gây hại gì về lâu dài.
Hiệu quả tẩy trắng răng có thể kéo dài 2-3 năm, có thể ít hoặc lâu hơn tùy vào cách ăn uống và vệ sinh răng miệng của mỗi người. Sau thời gian này, nếu muốn, bạn có thể tẩy trắng răng lại.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Nha khoa thẩm mỹ chất lượng

Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng có một vẻ đẹp riêng,đó là nét duyên thầm mà tạo hóa đã ban cho ta.

Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể gặp một số vấn đề làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của hàm răng bạn(ví dụ: hở kẽ răng,răng quá nhỏ, răng bị sâu hay sứt mẻ, răng nhiễm màu,và/hoặc những khiếm khuyết ngoài mặt có thể làm giảm tự tin và mặc cảm khi chúng bộc lộ ra ngoài.

Bạn không tự tin khi giao tiếp?

Với sự phát triển tột bậc của vật liệu nha khoa như sứ nha khoa, composite resin, vật liệu dán thông minh, vật liệu tẩy trắng răng v.v. cùng với công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại.trung tâm nha khoa Việt Hưng sẵn sàng giúp bạn khắc phục những vấn đề này và bảo đảm phục hồi thẩm mỹ một cách tự nhiên.

Tẩy trắng răng

Tại phòng nha hay tại nhà dưới sự kiểm soát của nha sĩ có thể làm răng sáng hơn một cách an toàn cho hầu hết mọi người(ngoại trừ những trường hợp nhiễm Tetracycline trầm trọng)

Trám răng thẩm mỹ

Trám thẩm mỹ giúp bạn khắc phục những khiếm khuyết của răng như:

Răng bị hở kẽ, răng sâu hay răng bị sứt mẻ.
Một loại vật liệu giống màu răng được sử dụng và dán lên bề mặt răng để phục hồi màu sắc và hình dạng răng tự nhiên của bạn.

Trám răng thẩm mỹ

ĐÓNG KÍN KẼ HỞ RĂNG (Mặt dán Sứ)

PHỤC HỒI RĂNG BỊ SỨT MẺ (Răng sứ thẩm mỹ)

Mặt dán (veneers)

Mặt dán được làm từ những vật liệu giống màu răng, đặc biệt là sứ nha khoa, và thường dùng để làm trắng vĩnh viễn răng của bạn hay để đóng kín kẽ hở răng. Mặt dán còn là giải pháp cho vấn đề răng bị mòn, sứt mẻ hay hình dạng kém thẩm mỹ.

PHỤC HỒI RĂNG BỊ SỨT MẺ (Mặt dán bằng vật liệu sứ)

- Kim cương (Hột xoàn) thật dưới 2mm có thể gắn vào răng nanh để làm dáng ở phụ nữ, kỹ thuật gắn kim cương vào răng bảo đảm không bị bong ra với thời gian và có thể lấy ra dễ dàng, sau khi tháo ,răng được trám lại, men răng như cũ.

+ Gắn đá phong thủy

+ Gắn đá năm sinh

+ Gắn đá theo sở thích

Răng sứ thẩm mỹ

Nếu bệnh nhân bị mất răng, răng thưa, men răng có những khiếm khuyết (thiểu sản men, ngà…) mà các phương pháp tẩy trắng hay chỉnh nha không giải quyết hết được thì sẻ áp dụng phương pháp phục hình. Ngành phục hình răng do có những tiến bộ vượt bậc về vật liệu và kỹ thuật CAD/CAM nên đã có sự tiến bộ mang tính đột phá về phương diện tạo ra những chiếc răng mang tính thẩm mỹ và tương hợp sinh học cao.


phục hình răng cửa bằng sứ Không kim loại


phục hình răng sau bằng mão Ziconia


phục hình răng cửa bằng sứ Emax Ziconia Xem Răng sứ thẩm mỹ trên Wikipedia




Bài viết cùng chuyên mục
Dịch vụ nha khoa trẻ em
Nhổ răng và tiểu phẫu răng
Trám răng thẩm mỹ
Nha khoa phòng ngừa
Nha khoa tổng quát
Nha khoa thẩm mỹ
Chỉnh hình răng hàm mặt
Cấy ghép răng (Implant)

Dịch vụ nha khoa trẻ em

Nha khoa trẻ em là nguồn nhân lực quý giá của tương lai. Một việc rất quan trọng mà cha mẹ có thể làm cho con mình là chuẩn bị và chăm sóc cho trẻ có được sức khỏe răng miệng hoàn hảo.

Cha mẹ có thể giúp cho trẻ giữ răng chắc và khỏe bằng cách tập cho trẻ những thói quen răng miệng lành mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời.

• Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và tạo nên vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ. Đồng thời, cũng đóng vai trò giữ chỗ trên xương hàm cho các răng vĩnh viễn sau này.

Nha khoa thẩm mỹ Việt Hưng

Luôn đồng hành cùng quý phụ huynh cùng quan tâm tới việc chăm sóc và điều trị răng cho trẻ một cách tốt nhất.

Những dịch vụ điều trị cho răng trẻ:

• Cạo vôi răng và đánh bóng
• Theo dõi thói quen và hướng dẫn vệ sinh răng.
• Kiểm tra răng định kỳ.
• Trám răng sữa.
• Điều trị nội nha răng sữa.
• Theo dõi quá trình thay Răng.
• Trám phòng ngừa Răng vĩnh viễn: trám selant mặt nhai.
• Theo dõi thói quen, hành vi cũng như chế độ ăn uống của trẻ. Xem Dịch vụ nha khoa trẻ em trên Wikipedia




Bài viết cùng chuyên mục
Răng sứ thẩm mỹ
Nhổ răng và tiểu phẫu răng
Trám răng thẩm mỹ
Nha khoa phòng ngừa
Nha khoa tổng quát
Nha khoa thẩm mỹ
Chỉnh hình răng hàm mặt
Cấy ghép răng (Implant)